1. Tầm quan trọng của việc biết cách bảo quản quần áo không mặc
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn bạn đã từng đối diện với việc những chiếc áo quần mình yêu thích bỏ quên trong tủ lâu ngày bị mốc, nhàu nheo hoặc ẩm mốc. Nếu biết cách bảo quản quần áo không mặc đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm được không gian, bảo vệ trang phục luôn như mới và dài lâu theo thời gian.
Việc biết cách bảo quản quần áo không mặc đúng cách giúp bạn tránh được tình trạng lãng phí khi phải mua mới. Đồng thời, trang phục của bạn luôn đảm bảo sạch sẽ, thơm tho, không bị xâm nhập bởi vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho da khi mặc lại. Tủ quần áo của bạn cũng luôn gọn gàng, dễ tìm, tiết kiệm không gian và tiền bạc.
1.1Vì sao cần học cách bảo quản quần áo không mặc?
Bảo vệ quần áo luôn sạch sẽ, thơm tho, không nấm mốc, việc này sẽ giúp cho quần áo của bạn luôn luôn được thơm mà không bị hôi, sau này cũng sẽ tiện hơn nếu như bạn có ý định pass lại hay là cho đi cho người khác cũng sẽ dễ dàng hơn.
Tránh hư hỏng, bay màu, nhàu nheo. Việc bảo quản quần áo không mặc tới đúng cách cũng sẽ giúp cho quần áo của bạn có thể tránh được hư hỏng, giúp cho quần áo của bạn có tuổi thọ lâu hơn.
Giúc quần áo luôn giữ được form dáng ban đầu. Ai cũng muốn quần áo của mình giữ được form lâu nhất có thể, cho nên việc bảo quản quần áo không mặc tới nữa đúng cách sẽ giúp cho quần áo của bạn giữ được form lâu hơn
Tiết kiệm chi phí mua sắm mới. Việc bảo quản quần áo đúng cách cũng sẽ giúp phần nào đó giảm bớt các chi phí mua sắm cho bạn bởi nếu bạn bảo quản được lâu thì bạn sẽ giảm được chi phí mua quần áo mới.

2. Những sai lầm phổ biến khi bảo quản quần áo không mặc
Nhiều người vô tình mắc những lỗi cơ bản khiến quần áo bị hỏng, dù chỉ để trong tủ. Những thói quen tưởng chừng vô hại lại chính là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ trang phục:
Nhồi nhét quá nhiều quần áo vào tủ: Khi không gian tủ chật kín, quần áo sẽ không có không khí lưu thông, dễ bị ẩm, bí và sinh mốc.
Bỏ quên quần áo ở những nơi ẩm thấp, âm hơi: Những khu vực như gầm cầu thang, tầng hầm, tủ gần nhà vệ sinh dễ khiến quần áo hấp thụ độ ẩm cao.
Không giặt sạch trước khi cất đi: Mồ hôi, bụi bẩn, cặn mỹ phẩm còn sót lại là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Dùng túi nylon bịt kín khiến quần áo không thoát khí: Môi trường kín gió dễ khiến hơi ẩm đọng lại bên trong, gây mốc nhanh.
Không kiểm tra định kỳ nấm mốc hoặc mối: Không kiểm tra khiến bạn phát hiện tình trạng hỏng hóc quá muộn, phải bỏ đi nhiều quần áo.
3. Hướng dẫn cách bảo quản quần áo không mặc
Bước 1: Loại bỏ những quần áo không cần thiết
Trước tiên, hãy rà soát toàn bộ tủ đồ, lọc ra những món quần áo bạn không còn nhu cầu sử dụng, quần áo lỗi mốt, hư hỏng. Đừng tiếc nuối những món đồ không còn phù hợp, bởi chúng chỉ làm đầy không gian và gây cản trở trong quá trình bảo quản các trang phục quan trọng khác.
Thanh lý, quyên góp hoặc tái chế quần áo cũ không chỉ giúp tủ đồ gọn gàng mà còn mang lại ý nghĩa tích cực về môi trường và xã hội.
Bước 2: Giặt sạch quần áo trước khi cất đi
Quần áo muốn để lâu cần đảm bảo đã được giặt giũ sạch sẽ, phơi khô hoàn toàn. Những vết bẩn nhỏ không nhìn thấy như dầu mỡ, mồ hôi, nước hoa, mỹ phẩm nếu không làm sạch kỹ sẽ là nguyên nhân khiến nấm mốc sinh sôi, gây mùi hôi khó chịu, làm mục vải.
Nên ưu tiên giặt tay hoặc chế độ giặt nhẹ để bảo vệ chất liệu, đồng thời tránh dùng nước xả mùi quá nặng dễ ám lâu ngày không tốt.

Bước 3: Phân loại quần áo theo chất liệu, công dụng
Quần áo lụa, voan, satin: Chất liệu mỏng, dễ nhăn, cần treo thẳng bằng móc chuyên dụng.
Quần áo jean, kaki, cotton dày: Có thể gấp gọn cho vào hộp hoặc ngăn tủ khô ráo.
Vest, comple, áo khoác: Đóng túi nilon chống bụi, treo bằng móc chắc chắn, tránh gấp.
Việc phân loại giúp bạn dễ bảo quản đúng cách, tránh hư hỏng lẫn nhau giữa các loại chất liệu.
Bước 4: Sử dụng tủ đựng, tủ nhựa khép kín
Ưu tiên tủ gỗ, tủ nhựa chất lượng cao, khép kín, có khả năng chống ẩm tốt. Bên trong tủ có thể đặt các loại tinh dầu, túi hút ẩm, xà phòng khô để kiểm soát độ ẩm, hạn chế nấm mốc, côn trùng phá hoại.
Nếu không có điều kiện, hộp nhựa trong suốt đậy kín cũng là giải pháp tiết kiệm, vừa bảo quản tốt vừa dễ kiểm soát.

Bước 5: Kiểm tra định kỳ, bỏ quần áo ra phơi nắng
Khoảng 3-6 tháng, nên mang quần áo cất lâu ra kiểm tra, giũ bụi, phơi nắng nhẹ buổi sáng để loại bỏ mùi, nấm mốc tiềm ẩn. Đây là bước quan trọng để đảm bảo quần áo cất lâu vẫn giữ được độ bền, không bị xuống cấp theo thời gian.
Nếu như chúng ta quá chủ quan hoặc lơ đãng không kiểm tra quần áo theo định kì thì có thể kiến cho quần áo của bạn trở lên mốc hoặc bụi bặm, ngoài ra các sản phẩm quần áo có chất liệu đặc biệt thì việc kiểm tra định kì càng nghiêm ngặt hơn như các sản phẩm áo da rất dễ bị nổ da, nứt da nếu như bạn không bảo quản đúng cách và đúng thời điểm.
Vì vậy việc kiểm tra định kì là cực kì quan trọng góp phần bảo quản quần áo của các bạn được mới và lâu dài hơn, giúp cho quần áo của các bạn luôn trong tình trạng sạch sẽ, thơm tho.
7. Kết luận
Cách bảo quản quần áo không mặc là một thói quen nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, tài chính và sức khỏe. Việc lưu trữ đúng giúp bạn không phải tiêu tốn tiền cho những bộ đồ mới chỉ vì bảo quản sai cách. Đồng thời, bạn sẽ luôn sở hữu tủ đồ sạch sẽ, thơm tho, gọn gàng và sẵn sàng sử dụng bất cứ khi nào cần.
Trên đây là một số thông tin về cách bảo quản quần áo không mặc tới nữa cho các bạn tham khảo. Nếu như có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến các sản phẩm của chúng mình các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng mình thông qua kênh Website chính thức của chúng mình hoặc có thể nhắn tin qua kênh Fanpage và Tiktok của chúng mình để được hỗ trợ thật tận tâm nhất nhé.